Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử tại nhà

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, hội Lão khoa Mỹ cho biết: máy đo huyết áp điện tử dễ đọc vì số liệu hiện trực tiếp kết quả trên màn hình. Tiện lợi cho người bị kém thính giác vì không phải nghe nhịp tim. Tuy nhiên máy có giá cao hơn loại đo huyết áp cơ bóp bằng hơi và độ chính xác của máy thay đổi khi cơ thể cử động hay khi nhịp tim không đều và thỉnh thoảng phải tốn thêm chi phí thay pin sau một thời gian sử dụng.

Chú ý là thỉnh thoảng nên mang máy đến các bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh độ chính xác cho máy. Theo các nhà chuyên môn: khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử (nên sử dụng máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Beurer), khi có những bất thường về huyết áp, nên gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình hay bác sĩ quen của bạn để được tư vấn. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các loại thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh. Bởi, trong nhiều trường hợp việc tăng giảm huyết áp là do máy đo sai.


Chưa kể đến việc dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh có thể gây đột tử ở những bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay có thiểu năng tuần hoàn não, mới vận động xong, nhịp tim không đều, độ chính xác bị sai lệch. PGS.TS Phạm Hoài Nam, trưởng phòng khám lồng ngực, mạch máu bệnh viện đại học Y dược: trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu do đo sai huyết áp không hiếm. Các trường hợp phải cấp cứu thường là do máy cho kết quả chỉ số huyết áp cao hơn so với thực tế.
Bệnh nhân liền dùng các loại thuốc ức chế kênh canxi để hạ huyết áp. Nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Sau khi cấp cứu phải nằm viện từ 5 – 7 ngày để bác sĩ theo dõi. Theo BS Nam thì đo huyết áp sai một phần cũng là do cách đo sai.

Nên nằm thư giãn khoảng năm phút, tay để ngang tầm tim, lần đo sau phải cách lần đo trước từ 5 – 10 phút. Anh Vũ – Minh Cúc Đặc điểm máy đo huyết áp điện tử Máy có bộ nhớ lưu được nhiều kết quả; tính giá trị trung bình các kết quả đo được; báo giờ đo huyết áp; có đồng hồ số hiển thị ngày–giờ–tháng–năm; khay đựng vòng bít tích hợp phía sau, vòng bít được tạo khuôn sẵn, có hướng dẫn tư thế đo trên vòng bít.
Hiển thị đồng thời huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim; phím bấm to, tự động tắt nguồn khi không sử dụng máy…
Loại máy đo cổ tay có mức dao động từ 600 – 750 ngàn đồng/cái và bắp tay 750 – 950 ngàn đồng/cái. Nơi bán: các cửa hàng thiết bị y tế.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Những nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp  là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hay dưới 60mmHg.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều, bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu; phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch do đó huyết áp xuống thấp;
bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp chậm…;các bệnh: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B 12 , sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau… đều dẫn đến huyết áp thấp.

Triệu chứng của bệnh là: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.
Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc… Để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp cần: uống nhiều nước, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch, không nên đứng quá lâu, nằm hay ngồi mà muốn đứng lên thì nên đứng lên từ từ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống cà phê có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ. Bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp của các hãng nổi tiếng như máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Beurer, máy đo huyết áp Medisana,...để có được chỉ số huyết áp cụ thể thường xuyên nhằm tiện cho việc theo dõi cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của việc hạ huyết áp hay huyết áp thấp.
Nguồn tin: maydohuyetap.com.vn


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Máy đo huyết áp bắp tay tự động HEM-7320 cho bạn sức khỏe tốt

Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7320 của Omron ( thương hiệu luôn nằm trong Top đầu trên thị trường Việt Nam và trên toàn thế giới, chiếm đến 70 % thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam). Sản phẩm sử dụng công nghệ Intellisense mới tự động hoàn toàn giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác, tiện dụng. Đặc biệt sản phẩm được giao hàng và hướng dẫn sử dụng tại nhà miễn phí.

Tính năng nổi bật của máy đo huyết áp HEM-7320

- Sử dụng công nghệ tiến tiến nhất( Intellisense) cho tốc độ đo nhanh, không bị thít chặt tay và luôn đảm bảo độ chính xác cao.
- Máy đo huyết áp Omron Hem 7320 được phát triển thêm chức năng mới rất hữu hiệu cho người bị huyết áp hiển thị đèn LED báo quấn vòng bít đúng hoặc sai ( Với cách quấn đúng sẽ hiển thị màu xanh; quấn sai hiển thị màu da cam) Có cột báo mức kết quả huyết áp cho người sử dụng dễ dàng biết được chỉ số huyết áp của mình đang ở khoảng nào.
- Có chức năng phát hiện rối loạn nhịp tim, báo lỗi cử động người khi đo tăng độ chính xác khi sử dụng. Vòng bít tạo khuôn sẵn dễ dàng sử dụng đặc biệt với người già
- Bộ nhớ lưu được đến 90 kết quả cùng ngày giờ đo tiện lợi cho việc theo dõi
- Có riêng chế độ đo cho khách Guest không lưu lại kết quả tránh việc nhầm lẫn kết quả đo của người sử dụng chính
- Có bộ đổi điện AC đi kèm theo sản phẩm

Thông số kỹ thuật của máy đo huyết áp HEM-7320

- Phương pháp đo: Đo dao động.
- Giới hạn đo:
Huyết áp: 0 tới 299 mm Hg
Nhịp tim: 40 tới 180 nhịp/phút.
- Độ chính xác:
Huyết áp: ±3 mm Hg.
Nhịp tim: ±5%.
- Tự động bơm và xả khí.
Pin: 4 pin AA hoặc bộ đổi điện Omron
Trọng lượng: 380g (không gồm pin).
Kích thước máy : Khoảng 124 (rộng) x 90 (cao) x 161 (dài)
- Phụ kiện kèm theo:
Vòng bít tạo khuôn sẵn tiêu chuẩn.
Hướng dẫn sử dụng.
Bộ pin.
Túi đựng.
Bộ đổi điện AC

Các dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Khi chỉ số huyết áp của cơ thể xuống dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấo. Sức bóp cơ tim yếu, giảm trương lực mạch máu, đặc biệt các mạch máu nhỏ được biểu hiện bằng giảm các giá trị huyết áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp thấp bệnh ký.
- Huyết áp thấp sinh lý : thường gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cả cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.
Huyết áp thấp  sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng-di truyền, huyết áp thấp  do rèn sức bền thường xuyên, ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài và những cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện sống thiếu oxy.
- Huyết áp bệnh lý : thường được phân ra thành : tụt huyết áp cấp và huyết áp thấp mãn  tính.
+ Tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, ngất.
+ Huyết áp thấp mãn tính lại được chia ra : huyết áp  thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp nguyên phát do giảm trương lực thần kinh mạch máu. Huyết áp thấp thứ phát - triệu chứng của benẹh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính hay ngộ độc như : viêm họng mãn, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi...
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch, đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Những lưu ý khi sử dụng que thử tiểu đường

Que thử đường huyết là bộ phận quan trọng nhất của  máy đo đường huyết. Vì nếu không có phụ kiện này thì ta sẽ không đo được nồng độ đường huyết. Cũng giống như máy, bạn cần tìm hiểu và biết cách sử dụng que thử đường huyết nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ gây nên sai số khi ra kết quả.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng que thử đường huyết

- Để lọ que thử ở nơi thoáng mát, khô ráo có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và ở những nơi có nhiệt độ cao, không được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đựng que thử nguyên trong lọ mua về. Để tránh hư que hoặc nhiễn bẩn que, không chuyển que sang các lọ hoặc các hộp đựng khác mà giữ nguyên que trong lọ đựng ban đầu của nó.
- Không dùng que thử đường huyết đã quá hạn sử dụng và có thể máy sẽ trả về kết quả không chính xác.

- Sau khi lấy xong que cần phải đóng chặt nắp đậy, tránh không khí có thể vào trong.
- Chỉ chạm vào que thử khi tay sạch và khô ráo.
- Sử dụng ngay khi que đã được lấy ra khỏi lọ.
- Khi mở lọ que thử nới thì nên ghi ngày mở hộp lên trên hộp. Sử dụng 3 tháng sau khi đã mở nắp lọ. Không sử dụng que thử đường huyết đã mở quá 3 tháng.
- Chỉ thấm máu hoặc dung dịch chuẩn vào đầu que thử.
- Không được bẻ cong, cắt hay làm biến dạng que thử bằng bất cứ hình thức nào.
- Que thử chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, không sử dụng lại que thử đã thấm máy hay dung  dịch chuẩn.

Máy đo đường huyết loại nào thì sử dụng que thử đường huyết loại đó

Lưu ý : để lọ que thử tránh xa tầm tay trẻ em. Nắp đậy có thể gây nghẽn đường thở nếu trẻ nuốt phải. Nắp đậy và lọ có thể chứa hóa chất làm khô. Các chất này có thể gây hại nếu trẻ hít hay nuốt phải và có thể gây kích ứng da hoặc mắt.

Mức đường huyết chuẩn và thời điểm tốt nhất để kiểm tra đường huyết

Không có khoảng thời gian chính xác nào để đo đường huyết vì nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như kế hoạch điều trị bệnh đường huyết, loại tiểu đường, cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.
Nếu bạn sử dụng insulin khi điều trị bạn cần làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3- 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn, hoặc trước và sau khi tập luyện hoặc cũng có thể đo trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối bằng máy đo đường huyết.
Nếu bạn điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết của cơ thể bạn phải thực hiện thường xuyên hơn.

Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức dậy mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài với chiếc bụng trống rỗng.
Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ như bạn mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Dựa vào đó mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau :
- Khi mới thức dậy : mức đường huyết từ 90 - 130 mg/dL (khoảng 5-7 mmol/L).
- Trước khi ăn : mức đường huyết nên ở mức 70-130 mg/dL (khoảng 4-7 mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ : mức đường huyết từ 110 - 150 mg/dl.
Nếu bạn bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.
Nguồn: maydohuyetap.com.vn

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Huớng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ tại nhà một cách hiệu quả


Máy đo huyết áp (may do huyet ap) là sản phẩm cần thiết trong mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có người già, người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại máy đo huyết áp điện tử, với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng phong phú. Song máy đo huyết áp cơ vẫn là loại máy được đa số người dân  lựa chọn.
máy đo huyết áp cơ

Những ưu điểm và nhược điểm của máy đo huyết áp cơ

Ưu điểm:  Máy đo huyết áp cơ có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Mặt khác, máy đo huyết cơ cho kết quả đo chính xác, với độ sai số rất nhỏ nếu như người sử dụng biết đo đúng cách.
Nhược điểm:
- Máy sử dụng khó khi tự đo và nếu như nghe sai một nhịp thì sẽ bị lệch đi 10 số, cách đo hơi phức tạp với người chưa sử dụng vì phải đo bằng quả bóp.
- Máy có thể đưa ra sai số nếu không quen đo, hay thính lực người nghe kém, băng qấn tay không đúng kích cỡ,..
Tuy nhiên nếu gia đình bạn có người đo giúp, hoặc người thân có khả năng đo tốt thì lựa chọn tốt nhất là nên mua máy đo huyết áp cơđể có kết quả đo huyết áp chính xác nhất.

Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp

1. Chuẩn bị trước khi đo.
- Bạn phải cởi bỏ những y phục bó sát để không có áp lực nào khiến dòng máu không lưu thông ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Trước khi đo huyết áp, bạn không được sử dụng các đồ uống có ga  và có tính kích thích như rượu, cà phê, không được hút thuốc lá. Nếu trong trường hợp vừa đi ra ngoài về thì bạn phải nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát ít nhất nhất trong vòng 5 phút.
- Tư thế đo: thường là tư thế ngồi hoặc nằm, tuy nhiên định kì trong vòng 3 tháng đến 6 tháng bạn nên kiểm tra huyết áp với tư thế đứng ( đặc biệt là những người có nguy cơ bị mắc các bệnh về hạ huyết áp như suy tĩnh mạch, đái tháo đường,...)
- Bạn nên tìm hiểu máy đo huyết áp cơ gồm những bộ phận gì và chức năng của từng bộ phận:
 + Tai nghe mạch đập, có độ khuyếch đại âm thanh lớn giúp ta nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp.
 + Đồng hồ báo số đo huyết áp của chúng ta khi đo. Đồng hồ được nối với vòng bít.
 + Quả bóp bằng chất liệu cao su có tác dụng bơm hơi vào vòng bít thông qua hệ thống ống dẫn cao su.
 + Vòng bít làm bằng chất liệu vải có độ bền cao.
2. Cách quấn vòng bít
- Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay của bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2 - 3 cm . Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
- Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.
3. Tiến hành đo huyết áp cơ
sử dụng máy đo huyết áp cơ
- Gắn ống nghe lên tai để nghe được mạch đập trong quá trình đo huyết áp.
- Nắm lấy quả bóng cao su bên tay phải và bơm vòng bít lên, tốt hơn hết bạn cần bóp căng khóa tay đến khi tạo được áp lực đến khoảng 20-30mm thủy ngân cao hơn huyết áp. Lới lỏng từ từ bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít khi bạn thực hiện thao tác như vậy.
- Đến khi bạn có thể nghe rõ nhịp đập của tim, đọc chính xác giá trị được chỉ rõ trên vòng bít giá trị này tương đương với áp xuất tâm thu hoặc một huyết áp tối đa.
- Khi áp suất không khí tiếp tục giảm, âm thanh nhịp đập của tim sẽ không còn nghe thấy nữa. Giá trị này được ghi lại tại thời điểm sự liên kết này không còn nghe rõ sẽ cho huyết áp tâm trương hoặc hoặc áp suất tối thiểu.
- Nếu bạn thấy hoài ghi, bạn có thể lặp lại phép đo này sau một khoảng thời gian ít nhất 10 đến 15 phút sau khi kết thúc phép đo đầu tiên.

 Những lưu ý khi tiến hành đo huyết áp sử dụng máy đo huyết áp cơ

máy đo huyết cơ
Môi trường sử dụng:
- Sử dụng sản phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32 độ C.
- Không để nhiệt kế trực tiếp dưới ánh sang mặt trời hay những nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
An toàn:
- Nên kiểm tra sản phẩm theo định kỳ (2 năm/1 lần).
- Nếu bạn không sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi sản phẩm và giữ cho khoang pin sạch sẽ, việc thay thế pin mới phải đảm bảo đúng loại, đúng điện áp.
Bạn có thể xem video hướng dẫn tại: http://youtu.be/AC-eRzCk-U8
Nguồn: maydohuyetap.com.vn

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Những biện pháp phòng tránh hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi

Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi


Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp khi đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc.

Cách nhận biết: Bạn chỉ cần đo huyết áp bằng các loại máy đo huyết áp uy tín, chất lượng như máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Beurer, máy đo huyết áp Medisana,... là có thể phát hiện được bệnh. Trong trường hợp phát hiện người nhà bị hạ huyết áp bạn cần để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 20 phút rồi đo huyết áp ở tư thế nằm, sau đó cho bệnh nhân đứng dậy, sau khi đứng từ 1 - 5 phút sẽ tiến hành đo huyếtt áp ở tư thế này, nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống lớn hơn hoặc bằng 20mmHg so với huyết áp khi nằm là có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng. Vào những thời điểm huyết áp thấp nhất trong ngày nên đo huyết áp kiểm tra như ban đêm, buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn…
Các biện pháp phòng ngừa Kiểm tra lại các thuốc đang dùng có nguy cơ gây hạ huyết áp khi đứng như thuốc an thần kinh, chẹn beta, lợi tiểu…
nếu có thì hãy đọc lại chỉ định dùng thuốc, cân nhắc xem có nên ngừng thuốc hay không? Cần thông báo cho bệnh nhân biết những tình huống nguy hiểm, giờ nguy hiểm có thể xảy ra hạ huyết áp khi đứng để đề phòng.

Những giờ nguy hiểm: Ban đêm, sáng ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi uống một số thuốc như thuốc giãn mạch như thuốc ức chế canxi… Mất nước do một số nguyên nhân như sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, chán ăn…phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị. Cần chú ý đến một số người có nguy cơ mất máu tiềm tàng như bệnh lý dạ dày, viêm thực quản, bệnh viêm ruột, trĩ… hoặc đang dùng thuốc chống đông hay thuốc kháng viêm không steroid.
Khi nguyên nhân gây bệnh là do suy hệ tĩnh mạch, nhất là hệ tĩnh mạch chi dưới thì băng ép các chi dưới là biện pháp chủ yếu, rất có hiệu quả để điều trị nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Cần dùng loại băng thun chứ không phải loại băng chống giãn tĩnh mạch. Muốn có kết quả tốt phải băng theo chiều dọc và mang băng cả ngày lẫn đêm.
Chế độ ăn không nên kiêng ăn mặn tuyệt đối, tránh ăn uống thịnh soạn, không uống nhiều rượu, tốt nhất là ăn nhiều bữa nhỏ, khi ăn xong không nên đứng lên nhanh.
Tránh đứng lâu một chỗ, có thể đổi chân hoặc giậm chân đi lại tại chỗ để cho máu lưu thông, tăng tuần hoàn trở về của máu tĩnh mạch. Khi đang nằm, nếu muốn nhổm đứng dậy thì không nên bật dậy ngay mà nên thực hiện từng bước một, đầu tiên là ngồi dậy trên giường, rồi buông chân xuống đất, sau đó từ từ đứng lên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng gì lạ, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay và gác chân lên cao.

Bạn nên chuẩn bị cho mình cũng như những người thân trong gia đình một máy đo huyết áp của các thương hiệu nổi tiếng và chất lượng sản phẩm đã được kiểm định như máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Beurer, máy đo huyết áp Laica, máy đo huyết áp Medisana,...để có thể kiểm soát cũng như ngăn ngừa các biến chứng do huyết áp gây ra. Đồng thời, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt một cách hợp lý để có một cơ  thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Lợi ích của việc kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết

Lợi ích của việc kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết

Lợi ích của máy đo đường huyết

Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu Insulin (tụy tạng không tiết Insulin hay Insulin hoạt động không hiệu quả). Insulin là một chất do tụy tạng tiết ra có tác dụng làm cho đường trong máu luôn ở mức ổn định. Thông thường bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị ĐTĐ khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hay bằng 126mg/dL (7mmol/L).
2 dạng đái tháo đường chính là:
- Đái tháo đường típ 1 (người bệnh không có Insulin).
- Đái tháo đường típ 2 (người bệnh có Insulin, nhưng Insulin hoạt động không hiệu quả).

Những biến chứng mà đái tháo đường có thể gây cho người bệnh

Biến chứng cấp khi đường huyết tăng quá cao
- Hôn mê do nhiễm Ceton Acid.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
Biến chứng mạn

- Biến chứng mạch máu nhỏ: ở mắt, thận, thần kinh (ở mắt gây viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, mù đột ngột; ở thận gây viêm thận, suy thận; ở thần kinh gây teo cơ, mất hoặc tăng cảm giác đau, có cảm giác như điện giật, tê tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não gây sụp mi, lé mắt, méo miệng hoặc gây bất lực ở nam giới…)
- Biến chứng mạch máu lớn: ở tim, mạch máu ngoại biên, não (gây xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ…)
- Biến chứng khác: da, xương khớp, nhiễm trùng…
- Biến chứng loét, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân của người đái tháo đường.
Mọi người bệnh ĐTĐ đều có thể bị các biến chứng mạn. Tỷ lệ biến chứng mạn gia tăng tùy thuộc vào tình trạng mất cân bằng đường huyết và thâm niên của bệnh.

Lợi ích của việc kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết

Bệnh đái tháo đường týp 2 là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền, dùng thuốc, độc chất, lối sống thụ động, chế độ ăn uống không điều độ... dẫn đến hủy hoại, suy giảm chức năng nội tiết của tụy hoặc giảm hiệu quả của insulin nội sinh.
Bệnh tiểu đường
Muốn điều trị thành công bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), khống chế đường huyết ở mức bình thường, cần đạt được sự cân bằng giữa lượng thức ăn hằng ngày, mức độ hoạt động thể lực với các loại thuốc điều trị bệnh ĐTĐ. Đường huyết được giữ trong giới hạn bình thường sẽ hạn chế sự xuất hiện các biến chứng của bệnh, như tim mạch, thận, mắt...
Bệnh đái tháo đường
Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng này, do đó việc khống chế đường máu trong mức lý tưởng là khá khó khăn và có thể cần được điều chỉnh liên tục thông qua chế độ ăn, thuốc điều trị... Muốn vậy người bệnh cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết (may do duong huyet). Lợi ích của máy đo đường huyết là: Cung cấp cho người bệnh những thông tin chính xác về bệnh ĐTĐ của họ. Hiểu biết rõ hơn về mối tương quan giữa nồng độ đường huyết và hoạt động thể lực, các bài tập thể dục thể thao đang thực hiện, những loại thức ăn đang dùng hoặc các yếu tố khác như lối sống, đi du lịch, stress hoặc khi đang bị ốm. Cho biết lối sống đang được lựa chọn, các thuốc đang dùng có hiệu quả đến mức nào đối với ĐTĐ. Phát hiện ngay các trường hợp đường huyết quá cao hoặc quá thấp (hạ đường huyết) giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng như cần phải ăn thêm trước khi tập thể dục thể thao, điều trị kịp thời hạ đường huyết hoặc thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Cho biết khi nào cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách điều chỉnh liều lượng insulin, thuốc viên hạ đường huyết, chế độ ăn... khi không kiểm soát được đường máu trong thời gian khá dài.

Nguồn: maydohuyetap.com.vn

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Những lợi ích của việc sử dụng máy đo đường huyết với người bị bệnh tiểu đường

Nhiều người bị bệnh tiểu đường có suy nghĩ rất chủ quan là chỉ những người đã bị tiểu đường nặng thì mới cần sử dụng máy đo đường huyết còn mới bị không cần thiết phải sử dụng loại máy này. Máy đo tiểu đường (đo lượng đường trong máu) là một sản phẩm hữu ích cho người tiêu dùng. Vậy bạn đã biết tới những lợi ích từ việc sử dụng máy đo đường huyết chưa ?

- Máy đo đường huyết giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết, giúp bạn duy trì đường huyết ở mức độ bình thường, trì hoãn được sự bắt đầu của các biến chứng.
- Máy đo đường huyết cho bạn biết đường huyết của bạn đang ở mức nào để kịp thời ăn uống, kiêng khem đúng đắn. Tham gia vào các họat động thể chất hàng ngày : tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và các mô mà nó có thể sử dụng để tạo thành năng lượng. Chế độ ăn uống một cách hợp lý : ăn uống ít carbohydrate tinh chế và kết hợp ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc, ăn chất béo không bão hòa đơn như dầu ôliu.

- Giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm tra ngay tại nhà, bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi thì bạn có thể kiểm tra ngay để sử dụng các biện pháp hạ đường huyết kịp thời, tránh những trường hợp làm tăng hay giảm đường huyết đột ngột.
- Máy đo đường huyết sẽ giúp bạn biết nên tập luyện như thế nào là tốt nhất, biết trọng lượng thế nào là thích hợp, là an toàn. Luôn duy trì một trọng lượng khỏa mạnh cho cơ thể.
- Máy đo đường huyết sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh của mình hơn để tự chăm sóc, lo liệu cho bản thân, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài, tự điều trị và theo dõi bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

- Chỉ sử dụng máy đo đường huyết cho mục đích kiểm tra đường huyết.
- Không sử dụng cho trẻ em sơ sinh trong mọi trường hợp.
- Máy không dùng để chữa bệnh. Kết quả đo cho người bbệnh có thể kiểm soát được mức đường huyết ở mức ổn định, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập một cách hợp lý.
- Không sử dụng máy ở gần mức bức xạ điện từ mạnh vì có thể làm máy hoạt động không chính xác.
- Khi sử dụng que thử đường huyết, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn để có được kết quả đo chính xác nhất.

- Có nhiều vị trí lấy máu thử khác nhau nhưng các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân lấy máu ở ngón tay trỏ vì nó ổn định và có thể kiểm tra ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.
- Kết quả đo ở trước và sau bữa ăn là khác nhau. Chính vì vậy, nên đo sau 2, 3 giờ sau bữa ăn hoặc đo trước ăn thì sẽ có được kết quả chính xác nhất.
- Bảo quản máy đo đường huyết ở nhiệt độ phòng.
- Không rửa các khe cắm que thử.
- Nếu bề mặt máy bị bẩn hãy lau nhẹ nhàng bằng vải mềm hoặc sử dụng chất tẩy rửa nhẹ.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Những lưu ý khi sử dụng que thử đường huyết

Que thử đường huyết là bộ phận quan trọng nhất của  máy đo đường huyết. Vì nếu không có phụ kiện này thì ta sẽ không đo được nồng độ đường huyết. Cũng giống như máy, bạn cần tìm hiểu và biết cách sử dụng que thử đường huyết nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ gây nên sai số khi ra kết quả.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng que thử đường huyết

- Để lọ que thử ở nơi thoáng mát, khô ráo có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và ở những nơi có nhiệt độ cao, không được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đựng que thử nguyên trong lọ mua về. Để tránh hư que hoặc nhiễn bẩn que, không chuyển que sang các lọ hoặc các hộp đựng khác mà giữ nguyên que trong lọ đựng ban đầu của nó.
- Không dùng que thử đường huyết đã quá hạn sử dụng và có thể máy sẽ trả về kết quả không chính xác.
- Sau khi lấy xong que cần phải đóng chặt nắp đậy, tránh không khí có thể vào trong.
- Chỉ chạm vào que thử khi tay sạch và khô ráo.
- Sử dụng ngay khi que đã được lấy ra khỏi lọ.
- Khi mở lọ que thử nới thì nên ghi ngày mở hộp lên trên hộp. Sử dụng 3 tháng sau khi đã mở nắp lọ. Không sử dụng que thử đường huyết đã mở quá 3 tháng.
- Chỉ thấm máu hoặc dung dịch chuẩn vào đầu que thử.
- Không được bẻ cong, cắt hay làm biến dạng que thử bằng bất cứ hình thức nào.
- Que thử chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, không sử dụng lại que thử đã thấm máy hay dung  dịch chuẩn.

Máy đo đường huyết loại nào thì sử dụng que thử đường huyết loại đó

Lưu ý : để lọ que thử tránh xa tầm tay trẻ em. Nắp đậy có thể gây nghẽn đường thở nếu trẻ nuốt phải. Nắp đậy và lọ có thể chứa hóa chất làm khô. Các chất này có thể gây hại nếu trẻ hít hay nuốt phải và có thể gây kích ứng da hoặc mắt.

Mức đường huyết chuẩn và thời điểm tốt nhất để kiểm tra đường huyết

Không có khoảng thời gian chính xác nào để đo đường huyết vì nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như kế hoạch điều trị bệnh đường huyết, loại tiểu đường, cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.
Nếu bạn sử dụng insulin khi điều trị bạn cần làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3- 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn, hoặc trước và sau khi tập luyện hoặc cũng có thể đo trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối bằng máy đo đường huyết.

Nếu bạn điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết của cơ thể bạn phải thực hiện thường xuyên hơn.
Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức dậy mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài với chiếc bụng trống rỗng.
Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ như bạn mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Dựa vào đó mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau :
- Khi mới thức dậy : mức đường huyết từ 90 - 130 mg/dL (khoảng 5-7 mmol/L).
- Trước khi ăn : mức đường huyết nên ở mức 70-130 mg/dL (khoảng 4-7 mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ : mức đường huyết từ 110 - 150 mg/dl.
Nếu bạn bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

CÁCH PHÒNG TRÁNH TỤT HUYẾT ÁP BẤT NGỜ

Tụt huyết áp thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp thì tụt huyết áp cũng cần được quan tâm đặc biệt.
Tăng hay giảm huyết áp đột ngột đều được xem là những yếu tố không có lợi cho người tim mạch.
Triệu chứng nào cho biết bạn tụt huyết áp ?
Nhiều người bị tụt huyết áp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người.
Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh nên gây tụt huyết áp như : tiêu chảy, đua bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mãn tính như viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, tiểu đường...
Việc phát hiện các triệu chứng như trên không khó, bệnh nhân sẽ là người nói cho thầy thuốc biết tất cả những triệu chứng này
Các nguyên nhân gây tụt huyết áp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu...
Cần phải lưu ý kỹ vì có nhiều triệu chứng giống như vậy nhưng bệnh nhân lại bị cao huyết áp, nên vai trò của việc đo huyết áp là rất quan trọng. Chỉ kết luận được tụt huyết áp khi huyết áp tối đa 90 mm thủy ngân. Không phải lúc nào bạn cũng đến bệnh viện mà chỉ để đo huyết áp, bạn nên tự sắm về cho mình một chiếc máy đo huyết đo để sử dụng tại nhà mọi lúc, mọi nơi bạn cần.

Phòng ngừa tụt huyết áp bất ngờ

- Không để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch  nhiều như : tiêu chảy, nôn ói. Không uống quá nhiều rượu, có chế độ ăn hợp lý chứ đừng ăn kiêng thái quá.
- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy. Vì khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày (gan, phổi, lá lách), xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người huyết áp thấp dậy đột ngột, có thể bị ngất đi.
- Khi thức dậy, cần phải nằm thêm một lúc, tập vài động tác thể dục đơn giản (vận động các khớp xương chân tay). Sau đó, ngồi dậy để chân trên giường rồi mới từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, đứng một lúc rồi mới bắt đầu họat động.
- Hạn chế uống bia rượu và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần king.
- Tránh stress, cân bằng về tâm lý, Yoga đúng cách  rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dướng và phù hợp với lứa tuổi. Không để bụng quá đói, tập thể dục thường xuyên.

- Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần do các loại thuốc này có thể làm giảm huyết áp, đau đầu và gây buồn ngủ. Tốt nhát là sử dụng các loại chè thảo mộc.
- Phương pháp tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp.
- Thay đổi nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang lạnh và ngược lại có tác dụng rèn luyện trương lực mạnh máu - cải thiện trương lực mạch máu.
- Phương pháp đơng giản để tăng huyết áp là nhịn thở, Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5-6 lần, 3 lần tập/ngày.

Cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp

- Về tư thế
Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Nếu có máy đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp.

- Thực hiện sơ cứu:
Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương khoảng 480 ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thế cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê,  nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, râu cần tây, nước nho...
- Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp
Khi bị bệnh huyết áp, bệnh nhân phải lưu ý lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như : heptamyl, coramin...để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát, socola chưa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy socola được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị huyết áp thấp.
- Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
- Day huyệt thái dương : khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý : đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 - 50 lần.
- Day huyệt phong trì : huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
- Vuốt trán : dùng 2 ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
- Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp
- Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch. Ví dụ bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim ngay.
Nguồn tin: http://maydohuyetap.com.vn

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

CHẾ ĐỘ DỊNH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP

Chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều chất béo, ăn quá mặn, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hút thuốc lá...là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tăng huyết áp hiện nay.
Một trong những cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp tốt nhất đó là chú trọng đến chế độ dinh dưỡng ngoài sử dụng các loại thuốc ra, chế độ ăn uống phù hợp sẽ không làm bệnh biến chứng gây nguy hiểm.

1. Hạn chế uống rượu

Người mắc bệnh huyết áp cao nhất thiết phải biết hạn chế uống rượu, bia các chất có chứa nhiều cồn; không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly đối với phụ nữ.

2. Tăng cường sử dụng với bơ, dầu thực vật

Nhất thiết phải tránh xa chất béo bão hào trong thực đơn ăn uống và thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người cao huyết áp cũng cần thay bơ động vật bằng bơ thực vật.

3. Không để cân nặng vượt chuẩn

Thừa cân là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến tim và hệ huyết mạch. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép, chứng cao huyết áp sẽ dễ xuất hiện. Vì thế khi có dấu hiệu tăng cân đột ngột và dễ thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống cho bản thân và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

4. Cảnh giác với muối ăn

Một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng nhiều nhất 6g muối mỗi ngày. Vì thế, cần tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người huyết áp cao cũng nên tránh các đồ ăn được hế biến sẵn như thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp...vì chúng có chứa nhiều natri. bên cạnh đó cũng nên cẩn thận với muối ăn trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.

5. Hạn chế ăn thịt

Khi bị huyết áp cao, do bạn phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nên chọn cá và thịt gia cầm.

6. Chọn những phương thức nấu ăn an toàn

Cần chọn những cách nấu ít chất béo nhất mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn. Tốt nhất nên làm chín thức ăn bằng phương pháp luộc, hấp hoặc nướng. Hạn chế và tránh ăn đồ ăn chiên, xào nấu.

7. Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo

Nên chọn sữa đã gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.

8. Sử dụng nhiều với ngũ cốc nguyên vỏ

Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.

9. Bổ sung nhiều hoa quả để bổ sung kali


Nên nạp đủ lượng rau xanh và hoa qủa mỗi ngày cho cơ thể để có được một sức khỏe tốt nhất. Đối với những người có huyết áp cao, nên bổ sung nhiều hoa quả chứa Kali như hoa quả khô, chuối...

Để có thể nắm bắt và có những điều chỉnh về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt một cách hợp lý, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

1. Bị tiểu đường có nên sinh con không?


Nhiều người rất băn khoăn lo lắng và muốn có được câu trả lời tốt nhất là liệu có nên sinh con khi đang mắc đái tháo đường hay không? Nếu sinh con, con có bị mắc đái tháo đường hay không?
- Phần lớn những bệnh nhân bị đái tháo đường vẫn có thể sinh con được bình thường nhưng còn phải căn cứ vào bố và mẹ có bị mắc đái tháo đường không. Nếu chỉ bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường thuộc tuýp 2 thì khả năng con mắc bệnh của con là 15%, nhưng nếu cả bố và mẹ đều mắc thì con sinh ra khả năng mắc bệnh lên tới 75%.
Gene gây bệnh có thể tồn tại trong người của con bạn nhưng nên nhớ, dù có gene gây bệnh nhưng vẫn có thể bị hoặc không bị mắc bệnh do phụ thuộc vào lối sống sinh họat của bản thân. nếu có lối sống lành mạnh, luôn luôn vận động thể dục thể thao sẽ làm giảm được nguy cơ của bệnh đái tháo đường.
Cần kiểm tra bằng máy đo đường huyết tại nhà hoặc xét nghiệm máu tại bệnh viện ít nhất 1 năm/ lần. nếu có dấu hiệu mắc bệnh như tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều, cần kiểm tra ngay đường huyết của mình.

Với người mắc tiểu đường tuýp 2 ở tuổi rất trẻ (thời niên thiếu hoặc vị thành niên), đây là loại bệnh di truyền trội thì khả năng mắc bbệnh của con hoặc anh / chị em ruột sẽ vào khoảng 50%. Còn với những người sinh đôi nếu khác trứng thì 1 người bị bệnh thì người kia có 10% khả năng bị mắc, nếu sinh đôi cùng trứng thì tỉ lệ mắc bệnh đến 90%.
- Nếu người mẹ bị tiểu đường tuyp 1 thì khả năng truyền cho con là khá thấp.

2. Những người bị mắc bệnh tiểu đường tiểu đường nếu sinh con nên lưu ý những điều sau :

- Giữ mức đường huyết ổn định rồi mới nghĩ đến việc sinh con, khi mang bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý nhất là trong 3 tháng đầu cần kiểm soát đường huyết ở mức tốt nhất.
- Nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra dị tật thai nhi đến 22%.
- Khi bị bệnh đái tháo đường nên nói với bác sỹ để có được lời khuyên đúng đắn nhất.
- Điều chỉnh mức độ glucose trong máu phù hợp từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 là điều quan trọng đối với phụ nữ bị tiểu đường.

- Thời điểm 3 tháng đầu thai lỳ là thời gian quan trọng cho sự hình thánh các cơ quan quan trọng trong cơ thể bé, do vậy nếu không kiểm soát được lượng đường tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như : sinh non, sẩy  thai, dị tật, trẻ lớn bất thường, hàm lượng đường trong máu thấp khi sinh, bệnh vàng da, gặp các vấn đề về hô hấp.
- Vì vậy sẽ  thật sự nguy hiểm nếu phụ nữ có hàm lượng glucose trong máu cao trong suốt thời kỳ mang thai. Do vậy, nên làm những xét nghiệm, kiểm tra, đảm bảo có đủ sức khỏe để sẵn sàng mang thai.

3. Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ

- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường thì người mẹ cũng có khả năng mắc bệnh này.
- Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu.
- Thai nhi qúa to có thể phát hiện trên siêu âm.
- Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ...
- Nước tiểu bị kiến bâu đến nhiều.

Lưu ý : để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không thì các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ để có được sự hướng dẫn và can thiệp kịp thời.

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

NHỮNG DẤU HIỆU SỚM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN NÊN BIẾT

Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.
Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng là những dấu hiệu đầu tiên về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể bạn và nếu được chú ý phát hiện sớm, bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường thực sự trước khi nó xảy ra.

1. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn

Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyết tụy tiết ra thêm insulin - một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn nếu lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều. Tình trạng này quá tải gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác nàu xuất hiện thường xuyên sau bữa ăn thì đó chính là dấu hiệu cho thấy có hiện tượng kháng insulin lặp lại.
Để cải thiện tình trạng này bạn cần giảm sự quá tải về chuyển hóa glucoso theo hai cách. Đầu tiên, tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường đơn glucose (bánh kẹo, mứt, nước ngọt...). Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên (như hạt ngũ cốc, rau cải, trái cây ... ), nhằm trì hoãn sự phân hủy đường khi tiêu hóa. Cách khác là tạo ra thói quen vận động nhẹ sau bữa ăn : thay vì nằm yên một chỗ xem ti vi, bạn có thể đi bộ hoặc rửa chén...

2. Cảm giác nghiện ăn vặt

Những món ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, socola...đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố : thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp luẩn quẩn của chuỗi đáp ứng "tăng đường - tăng insulin: trong máu. Cơ phể phải liên tục trải qua những cơn "no đường" rồi lại nhanh chóng bị "đói đường" dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.
Cách giải quyết : bắt buộc phải bỏ thói quen ăn quà vặt, dù đây là một thử thách với các bạn. Bạn có thể vượt qua cơn nghiền bằng cách thế những món ăn đó với những thứ cùng kích thước và mùi vị nhưng an toàn hơn cho sức khỏe : trái cây, đậu, cà rốt tươi...

3. Hình dáng cơ thể

Kiểm soát cân nặng là điều quan trọng, tích trữ mỡ cục bộ trên một số vùng trên cơ thể có sự liên hện nhiều hơn với tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường. Tăng lượng mỡ ở vùng eo và bụng sẽ nguy hiểm hơn là mỡ ở những vùng thấp hơn như đùi, chân. Những người có nhiều mỡ bụng có nguy cơ cao bị huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Cách xử trí : ngoài việc ăn kiêng, nên tập thể dục 30 - 60 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tiểu đường đặc biệt là các bào tập cho phần bụng. Tập thể dục có lợi ích kép đó là làm giảm mỡ và phát triển cơ bắp làm tăng lượng enzyme chuyển hóa glucose cho tế bào cơ.

4. Thừa cân

Khi tế bào không dung nạp đường nữa thì cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ và tích trữ mỡ là điều khó tránh khỏi.
Cách giải quyết : khi bạn bị thừa cân, không nên quá lo lắng về việc giảm cân, thực ra bạn không cần phải làm biến mất ngay lập tức số cân nặng này. Chỉ cần giảm được từ 5-7% trọng lượng là có thể giảm 60% nguy cơ của bệnh tiểu đường.

5. Cao huyết áp

Thường những người có dấu hiệu mắc bệnh huyết áp cao thì chỉ để ý đến tim, mạch máu của họ,  mà không biết được rằng lưu thông mạch máu  và rối loạn chuyển hóa đường huyết có mối liên hệ với nhau. Tăng insulin và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tâng huyết áp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Cách giải quyết : người có triệu chứng cao huyết áp nên thay đổi chế độ ăn và thường xuyên vận động cơ thể. Cần kiểm tra đường huyết định kỳ và đặt ra vấn đề với bác sĩ điều trị của mình.
Để có thể biết được chính xác là mình có bị bệnh tiểu đường hay không thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra các chỉ số đường huyết và sắm cho mình một máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường huyết hàng ngày để có những điều chỉnh trong ăn uống và tập luyện một cách kịp thời và nhanh chóng.