Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP ĐIỆN TỬ

Những lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử để có kết quả đo chính xác nhất

Nhiều người thường cho rằng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả không chính xác bằng máy đo huyết áp cơ. Điều này liệu có đúng ? Bài viết này sẽ cho bạn biết kêt quả.
Các trạng thái cơ thể khác nhau đều ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Do vậy mà đo huyết áp 1 lần sẽ không thể cho kết quả đo chính xác và không đủ  để kết luận. Bạn cần phải theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để theo dõi huyết ở những thời điểm khác nhau và trong hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất để theo dõi huyết áp là máy đo huyết áp điện tử. Máy đo huyết áp điện tử có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng  và nhất là cho kết quả với độ chính xác cao.
máy đo huyết áp điện tử Beurer  BC58
Song trước khi đo bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây để không ảnh hưởng đến kết quả đo:

1. Tư thế đo và cách quấn vòng bít.

Tư thế đo và cách quấn vòng bít đúng trong quá trình đo huyết áp giúp bạn có kết quả đo chính xác. Trước khi đo, bạn cần ngồi ngay ngắn, thoải mái, thở sâu 5-6 lần trước khi đo để ổn định huyết áp. Đặc biệt đối với người lớn tuổi nên đo huyết áp ở cả 3 tư thế nằm, ngồi và đứng để phát hiện những thay đổi của huyết áp, chủ yếu là tình trạng tụ huyết áp.
Băng tay quấn được ít nhất 80% cánh tay người được đo. Quấn vòng bít của máy đo huyết áp điện tử sao cho vừa khít với tay của bạn, không quấn chờm lên tay áo mà phải xắn tay áo lên sao cho vòng bít tiếp xúc trực tiếp với da tay bạn.
cách quẩn vòng bít máy đo huyết áp điện tử cổ tay

 2. Thời điểm bạn nên sử dụng máy đo huyết áp điện tử để đo huyết áp

Các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ảnh hưởng tới kết quả huyết áp của bạn. Do đó, cách tốt nhất là đo huyết áp của bạn vào cùng một thời điểm trong ngày, để biết được một cách chính xác khi có bất kỳ thay đổi nào về huyết áp.
Để biết về hiện tượng huyết áp tăng sớm bạn cần nên đo huyết áp trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn sáng. Nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau khi tập thể dục hoặc tắm để có kết quả huyết áp ổn định. Tránh uống rượu khi có dự định đo huyết áp sau khi ăn.
máy đo huyết áp Laica BM2004

3. Phương pháp đo huyết áp.

 Hầu hết các loại máy đo huyết áp hiện nay đều sử dụng phương pháp đo dao động, Vì vậy, bạn không nên nói chuyện, ăn uống hoặc cử động tay, vai khi đang đo huyết áp. Nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay, cần lưu ý quấn vòng bít cách khủy tay từ 1,5-2 cm.
Đợi 2-3 phút trước khi đo tiếp để mạch máu trở lại ban đầu trước khi đo tiếp. Nên đo huyết áp ít nhất là 2-3 lần. Do các máy đều có cái tính năng bộ nhớ nên bạn không cần phải ghi chép lại kết quả sau mỗi lần đo; tính năng hiển thị kết quả trung bình sau 3 lần đo giúp bạn có kết quả chính xác nhất. Mỗi lần đo cách nhau từ 3-5 phút.
Cần lưu ý: Những người bị bệnh run chân tay hoặc bị tiểu đường chỉ nên dùng máy đo huyết áp bắp tay. Nên chọn những dòng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã có thương hiệu uy tín trên thị trường như máy đo huyết áp Omron; máy đo huyết áp Rossmax; hoặc dòng máy đo huyết áp Omron,...
Máy đo huyết áp điện tử Omron 7320

4. Một số yếu tố khác

Nhiệt độ lạnh - huyết áp sẽ tăng. Vì vậy, bạn nên giữa nhiệt độ phòng khoảng 20oC trước khi đo huyết áp. Người được đo huyết áp không sử dụng các chất làm tăng, hạ huyết áp trước khi đo ít nhất là 2 giờ đồng hồ.
Nếu bạn đo huyết áp nhiều lần mà kết quả đo vẫn quá cao hoặc quá thấp hoặc không chuẩn khớp với chuẩn đoán của bác sĩ trước đó. Lúc này, bạn cần làm rõ 2 vấn đề:
– Một là huyết áp của bạn có dấu hiệu bất thường. Bạn cần nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc.
– Hai là máy đo huyết áp (may do huyet ap )của bạn có vấn đề. Bạn không nên tự ý sửa mà cần mang máy tới trung tâm bảo hành để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và xử lý.



  • Tin tức liên quan : 
  • Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

    NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA HUYẾT ÁP THẤP

    Gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hay dưới 60mmHg.

    Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều, bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu; phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch do đó huyết áp xuống thấp;
    bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp chậm…;


    Các bệnh: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B 12 , sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau… đều dẫn đến huyết áp thấp.
    Triệu chứng của bệnh là: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.

    Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc… Để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp cần: uống nhiều nước, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch, không nên đứng quá lâu, nằm hay ngồi mà muốn đứng lên thì nên đứng lên từ từ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống cà phê có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ. Bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
    Bạn nên sắm cho gia đình một chiếc máy đo huyết áp để luôn theo dõi huyết áp của mình và người thân để có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
    Những hãng máy đo huyết áp đáng tin cậy mà maydohuyetap.com.vn cung cấp là máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Beurer, máy đo huyết áp Medisana,...

    Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

    NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

    1. Bệnh tiểu đường là gì?

    Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn Isulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát triển người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.

    2. Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường là gì?

    Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>> Đường (Glucose) =>> Sinh ra năng lượng
    Quá trình này được giải thích:
    Khi chúng ta ăn uống, thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường Glucose một dạng tinh bột  tạo ra nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được lượng Glucose này thì tuyến tụy  sẽ sản xuất ra Insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường Glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng.
    Khi quá trình sử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường Glucose không được vận chuyển đến các tế bào, điều này làm cho lượng đường Glucose trong máu sẽ luôn cao.
    Đó là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường ( benh tieu duong).
    bệnh tiểu đường

    3. Phân loại bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường thường được phân thành: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền tiểu đường (đái tháo đường).

    4. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

    Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

    5. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

    Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

    6. Bệnh tiểu đường thai kì là gì?

    Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ nó thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt,  bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

    7. Tiền tiểu đường ( tiền đái tháo đường) là gì?

    Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh đái tháo đường.
    Có 2 dạng:
    - Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl.
    - Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
    Bệnh nhân tiền đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành đái tháo đường tuyt 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được.
    Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.

    8. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì

    - Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
    - Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
    - Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
    - Mờ mắt: Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
    - Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
    - Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
    - Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.

    9. Các biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

    - Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
    - Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.
    - Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.
    - Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.
    - Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
    - Tử vong.

    10. Những đối tượng nào có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao?

    - Người béo phì.
    - Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường.
    - Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á.
    - Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ.
    - Cao huyết áp.
    - Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl.
    - Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).

     11. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường là?

    Để đưa được tỉ lệ đường huyết về mức bình thường nhất có thể, theo các bác sĩ chuyên khoa thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ mang tính bắt buộc 3 yếu tố sau:
     + Phải có chế độ ăn uống hợp lý.
     + Tập thể dục thường xuyên và đều đặn.
     + Dùng thuốc điều trị thích hợp.
    Đây là ba yếu tố điều trị bệnh tiểu đường không có một tiêu chuẩn chung nào cho mọi người áp dụng mà nó được vận dụng phối hợp đối với từng bệnh nhân.
    Mỗi người có một thể trạng khác nhau, chính vì vậy chỉ có chính bản thân người bênh mới có thể hiểu mình hơn ai hết. Kết hợp ba yếu tố mấu chốt trên để chăm sóc cho chính bản thân mình. Nhưng thực tế lại không dễ dàng như vậy, rất nhiều bệnh nhân cho rằng họ không biết cách ăn uống ( ăn số lượng bao nhiêu, ăn những cái gì và tập luyên như thế nào ) để tốt hơn cho đường huyết. Điều thắc mắc này là rất đúng vì bệnh nhân chưa có công cụ hỗ trợ để có thể đo đươc lượng đường trong máu mình là bao nhiêu qua đó điều chỉnh việc ăn uống hằng ngày và có chế độ luyện tập hợp lí hơn.
    máy đo đường huyết tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
    Chính vì thế máy đo đường huyết ra đời là công cụ hỗ trợ không thể thiếu đối với bệnh nhân tiểu đường.
    Nguồn tin: maydohuyetap.com.vn


    Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

    MÁY ĐO HUYẾT ÁP OMRON NÊN MUA LOẠI NÀO ĐỂ PHÙ HỢP VỚI GIA ĐÌNH BẠN ?

    Omron Healthcare Company, Ltd., Japan là một trong những Công ty con của Tập đoàn Omron, Nhật bản, được thành lập vào năm 1933, với trụ sở chính đặt tại Kyoto, Nhật bản. Tính đến nay, Omron đã trải qua hơn 81 năm hình thành và phát triển, hoạt động được mở rộng từ Nhật Bản, sang các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Âu. Với công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao trong các thiết bị kiểm tra sức khỏe, Omron Healthcare tự hào là công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình, được cả thế giới tin dùng. Các sản phẩm được xuất ra khỏi nhà máy sản xuất của Omron đều đạt Chứng chỉ sản phẩm chất lượng ISO-9001, ISO-13485 do TUV Rheinland – tập đoàn hàng đầu thế giới về đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, chất lượng cấp.
    Máy đo huyết áp Omron là một trong những sản phẩm của tập đoàn Omron, Nhật Bản. Omron là thương hiệu máy đo huyết áp hàng đầu thế giới và duy nhất được Hội Tim Mạch Học Việt Nam khuyên dùng.
    Máy đo huyết áp Omron là sản phẩm tiện lợi, nhỏ gọn, độ chính xác cao nhờ sử dụng công nghệ cảm biến sinh học thông minh và đặc biệt máy còn kèm theo rất nhiều tính năng hữu ích cho người sử dụng.
    máy đo huyết áp Omron 7320

    1. Máy đo huyết áp là gì?

    Máy đo huyết áp là thiết bị giúp giúp theo dõi áp lực máu tác dụng lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Thông qua đó, chúng ta có thể phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh liên về tim mạch, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp đột ngột và tiểu đường.

    2. Máy đo huyết áp Omron cho kết quả đo có chính xác?

    Intellisense là tên nhãn toàn cầu của máy đo huyết áp Omron được áp dụng cảm biến thông tin sinh học và công nghệ xử lý fuzzy logic thông minh. Với công nghệ cảm biến tuyệt vời này, máy cho kết quả đo nhanh và độ chính xác cao.

    3. Máy đo huyết áp Omron gồm những loại nào?

    Cũng như các loại máy khác, Omron cũng có 2 loại, đó là:
    - Máy đo huyết áp cổ tay:

    Nhiều người lựa chọn máy đo huyết áp cổ tay bởi nó rất nhỏ gọn, tiện lợi khi đi xa cũng như cách sử dụng rất đơn giản. Tuy nhiên, đối với những người bệnh tay chân run, tiểu đường, bệnh pakinson, suy tim không nên dùng loại đo huyết áp cổ tay vì chúng có sự dao động lớn nếu bạn mất tập trung, hồi hộp hay nhúc nhích tay.
    - Máy đo huyết áp bắp tay:

    Đây là loại máy phổ biến nhất trên thị trường, có thể đo cho tất cả mọi người do sự dò tìm mạch máu ở bắp tay sẽ cho chỉ số thể hiện chính xác hơn. Hơn nữa, các loại máy đo huyết áp tự động bắp tay đều có thể sử dụng nguồn điện AC với bộ đổi nguồn Omron, kinh tế và ổn định hơn.
    Hầu hết các máy đo huyết áp  Omron đều có tín hiệu pin yếu, hiển thị kết quả trung bình sau 3 lần đo cuối và có tín hiệu cảnh báo khi huyết áp tăng cao, phát hiện nhịp tim bất thường.

    4. Máy đo huyết áp Omron loại nào tốt?

    Mỗi loại máy thường đi kèm nhiều tính năng riêng giúp người mua dễ dàng chọn lựa tùy theo nhu cầu sử dụng và hợp lý “túi tiền”. Nếu bạn muốn 1 chiếc máy đơn giản, chính xác, không cần thiết quá nhiều tính năng, vậy thì bạn có thể chọn những dòng như: Hem 6111, Hem 6121, Hem 7120, Hem 7121, Hem 7117, Hem 8712,...chúng có giá dao động chỉ dưới 1 triệu đồng.

    Hem 6111, Hem 7111 sử dụng công nghệ cảm biến Fuzzy logic rất phổ biến trong thị trường máy đo huyết áp hiện nay, và giá thành không thể “phải chăng” hơn nữa. Tuy nhiên, bạn sẽ có cảm giác hơi co thắt tay do áp lực máu ở mức tối đa.
    Nhưng hiện nay, Omron ngày càng cải tiến, cho ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới để thay thế các dòng cũ với mức giá “phổ thông”. Bạn có thể tham khảo: Máy đo huyết áp bắp tay Hem 7121 hoặc sản phẩm máy đo huyết áp bắp tay Hem-8712 là sản phẩm thay thế máy đo huyết áp hem 7117 và Hem 7111. Tất cả sản phẩm hiện nay đều được sử dụng công nghệ mới intellisense đo có cảm giác dễ chịu và độ chính xác cao.
    Máy Intellisense tự động bơm hơi vòng bít tới mức lý tưởng cho mỗi người sử dụng. Điều này đặc biệt thuận tiện với người sử dụng bị bệnh tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim bởi vì huyết áp của họ có khả năng dao động nhiều. Mức bơm hơi theo từng cá nhân, không đau và dễ chịu, thoải mái.
    máy đo huyết áp Omron Hem 7121
    Những dòng máy cao cấp của Omron có giá thành trên 1 triệu (Hem 7121, Hem 7320,..) thường kèm theo các tính năng như: bộ nhớ lưu được nhiều kết quả đo cùng ngày giờ đo,cảnh báo mức huyết áp tăng cao, cột báo mức kết quả huyết áp, phát hiện nhịp tim bất thường, lỗi cử động, quấn vòng bít quá lỏng hay quá chặt, chỉ dẫn tư thế đo huyết áp đúng…
    Nguồn:http://maydohuyetap.com.vn

    Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

    Sử dụng máy đo huyết áp cổ tay Omron như thế nào là đúng?

    Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cổ tay Omron

    Khác với các dòng máy đo huyết áp cổ tay của các hãng khác, thường là để ngửa tay, để tay trên bàn; máy đo huyết áp cổ tay Omron luôn để chéo tay, áp máy vào tim, để máy ngang tim ( không để quá cao hoặc quá thấp) luôn cho kết quả chính xác nhất.
    máy đo huyết áp cổ tay Hem 6200

    Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cổ tay Omron:

     Trước hết,  cách quấn vòng bít ở cổ tay: chú ý không quấn vòng bít lên cổ tay áo, cần xắn tay áo lên và bắt đầu quấn:
    - Nên tiến hành đo ở cổ tay bênh trái vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn. (tuy nhiên bạn vẫn có thể đo ở bên tay phải hoặc bên tay trái song huyết áp giữa hai tay có thể khác nhau vid vậy mà giá trị đo cũng có thể khác nhau. )
    - Quấn vòng bít sao cho ngón tay cái song song với màn hình hiển thị của máy.
    - Mép vòng bít cách cổ tay từ 1 đến 2 cm.
    Cách quấn vòng bít cổ tay

    Tư thế khi tiến hành đo máy đo huyết áp (may do huyet ap) cổ tay Omron:

     Tư thế đo quyết định rất nhiều đến kết quả đo. Khi bạn sử dụng máy đo huyết áp cổ tay cổ tay Omron thì bạn không nên để quá cao  so với tim cũng như không nên để quá thấp so với tim, nên nhớ luôn luôn để máy đo huyết áp ngang tim. Đặc biệt, bạn nên đo huyết áp ở cùng một thời điểm trong ngày để biết được huyết áp của bạn có dao động nhiều hay không.
    Trước khi đo, bạn cần:
    - Ngồi thoải mái, thư giẫn ở nhiệt độ phòng thích hợp
    - Không ăn uống, hút thuốc, tập thể dục hay vừa sử dụng các chất kích thích khi đo huyết áp. Nghỉ ngơi từ 30 phút – 60 phút sau mới bắt đầu đo huyết áp.
    - Ngồi trên ghế, đặt chân xuống nền nhà phằng. Không vắt chân chữ ngũ, ngồi ngả nghiêng, cử động hay nói chuyện trong quá trình đo.

    Tư thế đo của máy đo huyết áp cổ tay Omron